• Máy & thiết bị SUMAC chuyên chế tạo máy - cung cấp máy & thiết bị - vận chuyển, lắp đặt chuyển giao công nghệ cơ khí - Hotline: +8436369588 - 0911034775

Sơ đồ hệ thống thủy lực cho máy ép thủy lực

Sơ đồ hệ thống thủy lực cho máy ép thủy lực:

Hệ thống thủy lực cho máy ép đơn giản (Hydraulic power pack for Hydraulic Press Machine) là hệ thống được dùng để điều khiển một xi lanh thủy lực lên xuống của máy ép thủy lực( máy ép thủy lực chữ H, máy ép thủy lực 4 trụ). Máy ép thủy lực là máy ép chỉ có một xi lanh để chuyển động ép, đây là loại máy có lực ép nhỏ (khoảng 100 tấn trở lại). Máy ép thủy lực thường là kết cấu kiểu khung như hình dưới đây : 

máy ép thủy lực 50 tấn

Máy ép thủy lực khung chữ H 100 tấn

máy ép thủy lực 100 tấn

Máy ép thủy lực 4 trụ 100 tấn

Hệ thống thủy lực của máy này được thiết kế đơn giản nhất, tức là bỏ bớt một số thiết bị và khả năng làm việc như: Rơ le áp suất, chế độ xả tải (tăng ổn định cho máy), khả năng điều chỉnh tốc độ... Điện áp động cơ điện sử dụng là loại xoay chiều một pha 220V hoặc ba pha 380 V, sơ đồ thủy lực của hệ thống này như hình dưới đây

sơ đồ hệ thống thủy lực cho máy ép thủy lực

1. Lọc dầu hút thủy lực

2. Động cơ điện 1 pha 220V hoăc 3 pha 380V

3. Bơm thủy lực

4. Khớp nối bơm thủy lực và động cơ điện : Khớp nối xích, khớp nối cao su...

5. Đồng hồ đo áp thủy lực

6. Van 1 chiều

7. Đế van thủy lực

8. Van chỉnh áp thủy lực

9. van điện từ thủy lực

10. Lọc dầu hồi thủy lực

11. Quạt làm mát dầu thủy lực

12. Thước dầu thủy lực

13. Nắp dầu thủy lực

14. Ống tuy ô thủy lực, cút nối và khớp nối

15. Thùng dầu thủy lực

16. Xilanh thủy lực

17. Máy ép thủy lực

Tùy thuộc vào lực ép, tốc độ ép yêu cầu mà có thể chọn công suất động cơ điện khác nhau và thiết bị thủy lực đồng bộ theo. Hệ thống được thiết kế đồng bộ để điều khiển xi lanh hoạt động hai chiều, ngoài ra hệ thống có thêm cụm van chống tụt hai chiều phù hợp các việc giữ vật tại ví trí ép bất kì trong hành trình của xi lanh thủy lực (hạn chế vật ép đàn hồi lại khi xi lanh ép bị tụt do rò rỉ ở van phân phối) trong khi đang làm việc.

Chức năng nhiệm vụ của các phần tử thủy lực :

1. Lọc dầu hút thủy lực:

Loại bỏ tạp chất bẩn trước khi vào bơm dầu và hệ thống thủy lực, nhằm bảo vệ các thiết bị thủy lực không bị xước, kẹt các bề mặt làm việc,

Tham khảo thêm lọc dầu hút tại đây

2. Động cơ điện 1 pha 220V hoăc 3 pha 380V

 Là thiết bị chuyển hóa điện năng thành mô men quay bơm dầu thủy lực. (Tùy vào yêu cầu sử dụng có thể dùng các loại điện áp khác nhau như:  Động cơ điện xoay chiều  một pha AC 220V, động cơ điện xoay chiều ba pha AC 380V…).

Trên thị trường có rất nhiều động cơ điện Vihem, động cơ điện VTC,động cơ điện Teco..

3. Bơm thủy lực :

 Là thiết bị chuyển hóa năng lượng từ đồng cơ điện thành năng lượng dòng thủy lực với áp suất và lưu lượng nhất định cấp vào hệ thống thủy lực. Thường bơm sử dụng trong sơ đồ này là bơm thủy lực bánh răng, Tìm hiểu thêm về bơm thủy lực tại đây :

4. Khớp nối bơm thủy lực và động cơ điện 

khớp nối xích

Là bộ phận nối trục bơm thủy lực và trục của động cơ điện, ngoài khớp nối xích còn có khớp nối cao su, khớp nối bulong( khớp nối FCL)

Tìm hiểu thêm các loại khớp nối xích tại đây

5. Đồng hồ đo áp thủy lực

Dùng để đo áp suất tại đầu ra của bơm. Từ đó xác định được điều kiện làm việc cụ thể của bơm thủy lực, xi lanh thủy lực trong từng trường hợp khác nhau .

Tìm hiểu thêm đồng hồ đo áp suất thủy lực tại đây

6. Van 1 chiều

Van này có nhiệm vụ chỉ cho dòng dầu đi theo một hướng từ bơm lên, nhằm bảo vệ bơm không bị quay ngược chiều khi động cơ điện dừng đột ngột do mất điện.

Tìm hiểu thêm van 1 chiều CIT tại đây.

7. Đế van thủy lực

Chọn đúng đế van thủy lực, tham khảo tại đây

8. Van chỉnh áp thủy lực; 9. van điện từ thủy lực

Van điều khiển áp suất được sử dụng để kiểm soát áp suất trong hệ thống thủy lực và bảo vệ bơm thủy lực và bộ truyền động của nó khỏi quá tải. Theo chức năng của chúng, chúng có thể được chia thành các loại khác nhau như van xả, van giảm áp, van tuần tự và van xả hàng.Để lựa chọn van chỉnh áp, van điện từ phù hợp thiết bị, quý khách hàng tham khảo tại đây

10. Lọc dầu hồi thủy lực​​​​​​​:

Bộ lọc dầu thủy lực làm việc dựa trên nguyên lý sử dụng các phần tử lọc, lớp lọc để giữ lại các tạp chất khi có dòng dầu thủy lực chảy qua các phần tử lọc này hoặc sử dụng trường lực để tách các tạp chất ra khỏi dầu thủy lực.

11. Quạt làm mát dầu thủy lực

Tác dụng của quạt làm mát dầu đúng như tên gọi của thiết bị, có tác dụng làm mát dầu, giải nhiệt nóng của dầu. Tìm hiểu thêm thông số quạt làm mát dầu tại đây :

12.,13, 14 : Thước dầu- nắp dầu - Ống tuy ô thủy lực

15. Thùng dầu thủy lực:

Chứa mức dầu phù hợp cho hoạt động của toàn bộ hệ thống, Tìm hiểu về thùng dầy thủy lực tại đây.

Các bộ phận từ số 01 đến số 15 lắp ghép thành bộ nguồn thủy lực, hay gọi trạm nguồn thủy lực.

Bộ nguồn thủy lực cốt âm

16. Xi lanh thủy lực:

Xi lanh có nhiệm vụ tạo lực đẩy để ép và nâng hạ.Quý khách hàng tìm hiểu thêm xilanh thủy lực tại đây

17. Khung máy ép thủy lực :

Khung máy ép thủy lực kết cấu thép, có dạng chữ H, dạng 4 trụ, dạng chữ C.......

máy ép thủy lực 50 tấn

Máy ép thủy lực khung chữ H 100 tấn

máy ép thủy lực 100 tấn

Máy ép thủy lực 4 trụ 100 tấn

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

MÁY & THIẾT BỊ SUMAC 

Giao hàng, bảo hành hàng toàn quốc

Mechanical Engineer

Mobile 1: 0936369588 (+84936369588)

Mobile 2: 0911034775 (+84911034775)

  

ID: 0108039820

ID: 0107405111

Website: http://sumac.vn/

Email: vnsumac@gmail.com

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

gọi ngay