Máy ép thủy lực là thiết bị rất phổ biến trong nghành sản xuất, ngành sửa chữa thiết bị. Vậy làm sao để có thể máy ép thủy lực đơn giản nhất
Máy ép thủy lực gồm các bộ phận chính: Xilanh thủy lực, bộ nguồn thủy lực, khung kết cấu máy
H1. Máy ép thủy lực cơ bản
Vậy trước tiên chúng ta đi vào từng bộ phận chính của máy ép thủy lực
- Xi lanh thủy lực là cơ cấu chấp hành sau bộ nguồn thủy lực. Bộ nguồn thủy lực tạo ra áp lực dầu đi vào buồng kín của xilanh
Dưới áp lực cao tạo ra chuyển động dịch chuyển cho xilanh với tác động lực quy ra Tấn
CÔNG THỨC TÍNH LỰC CỦA XILANH THỦY LỰC
F (TẤN) = 3.14 X D X D X P / 400000
Trong đó:
+ F: lực ép xilanh thủy lực, đơn vị tấn
+ D: đường kính xilanh thủy lực, đơn vị mm
+ P: Áp suất làm việc của xilanh thủy lực, đơn vị bar
- Xi lanh thủy lực có rất nhiều loại kết cấu lắp ghép, với mỗi loại ứng dụng sẽ có kết cấu khác nhau
H2. Xi lanh thủy lực HOB
Đây là mẫu xilanh thủy lực đế vuông HOB, áp suất tối đa 140 bar, có bích phụ
Rất nhiều khách hàng khi muốn tự mình dựng cho mình một thiết bị thủy lực sử dụng phục vụ công việc.
Nhưng khi các bạn tính toán bộ nguồn thủy lực lại không định hình được cần lắp bộ nguồn như thế nào cho đúng với nhu cầu sử dụng, tiết kiệm chi phí
Sau đây chúng tôi chia sẻ chút kinh nghiệm lựa chọn bộ nguồn thủy lực phù hợp nhất dựa trên thông số kỹ thuật sau:
– Công suất của bộ nguồn thủy lực = Lưu lượng bơm thủy lực (lít) x Áp suất (bar) / 612 (kw).
Vì vậy để các bạn lựa chọn công suất cho bộ nguồn thủy lực không bị thiếu công suất, không bị thừa công suất thì các bạn dựa vào hai thông số chính là Lưu lượng dầu các bạn cần và Áp suất làm việc tối đa các bạn cần sử dụng.
– Lưu lượng bơm thủy lực ảnh hướng đến tốc độ ép của xylanh thủy lực, ánh hưởng đến tốc độ quay của motor thủy lực.v.v Các bạn đang dùng bộ nguồn cho thiết bị gì các bạn để ý các thông số đó có cần thiết phải nhanh lớn hay không.
Nếu không cần thiết chúng ta chọn lưu lượng dầu nhỏ lại thì công suất điện sẽ nhỏ lại.
– Áp suất sử dụng tối đa của hệ thống. Tùy vào nhu cầu đầu ra của thiết bị mà chúng ta lựa chọn dải áp suất cho phù hợp. Dải áp suất phổ thông nhất hiện nay bao gồm các dải áp suất sau:
+ Áp suất nhỏ < 35bar sử dụng chủ yếu cho các bộ nguồn dùng để bơm dầu bôi trơn làm mát tuần hoàn, hoặc bộ nguồn thủy lực dùng cho các thiết bị gá kẹp phôi mà không cần lực lớn
+ 35 bar < Áp suất trung bình < 70bar. Đây là dải áp suất sử dụng chủ yếu cho xylanh gá kẹp phôi cần lực nhỏ, hoặc đẩy dầu làm mát, bôi trơi đi xa, tiết diện ống nhỏ, hoặc cho xylanh cần lực không quá lớn.
+ 70 bar < Áp suất thường dùng < 170 bar. Dải áp suất này là dải áp suất sử dụng phổ biến nhất sử dụng cho các loại máy ép, xylanh đẩy nâng hạ kẹp phôi
+ 170 < Áp suất cao < 400 bar
Bộ nguồn thủy lực sử dụng phổ biến để cấp dầu vào xylanh tạo lực đẩy cho xylanh nên với cùng một xylanh thì áp suất càng lớn thì lực ép của xylanh càng lớn
– Chế độ hoạt động ngắn hạn hay dài hạn của bộ nguồn thủy lực.
Chế độ chạy của bộ nguồn thủy lực liên quan đến việc các bạn chọn động cơ cho thiết bị, và khi chạy dài hạn các bạn nên tính toán đến việc sử dụng thiết bị làm cho bộ nguồn thủy lực
Như vậy, để lực chọn bộ nguồn ưu tú nhất các bạn cần chọn lưu lượng bơm và áp suất tối tưu vừa đủ để sử dụng
H3. Bộ nguồn thủy lực 1.5kw dùng cho máy ép mini
3. Khung kết cấu thép
Máy ép thủy lực hiện tại có các loại khung chính, tương ứng với tên của máy ép thủy lực như sau
Hình 4. Máy ép thủy lực bơm tay khung chữ H
Hình 5. Máy ép thủy lực 4 trụ
Hình 6. Máy ép thủy lực mini 10 tấn, điện 220V
Hình 7. Máy ép thủy lực khung kín
Hình 8. Máy ép thủy lực 500 tấn
Hình 9. Máy ép thủy lực 250 tấn, tích hợp bàn nhiệt - ứng dụng ngành gỗ, mây tre đan.v.v.
Máy và thiết bị SUMAC là đơn vị trực tiếp sản xuất, phân phối các loại máy ép thủy lực theo yêu cầu chi tiết của khách hàng.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
MÁY & THIẾT BỊ SUMAC
Giao hàng, bảo hành hàng toàn quốc
Mechanical Engineer
Mobile 1: 0936369588 (+84936369588)
Mobile 2: 0911034775 (+84911034775)
ID: 0108039820
ID: 0107405111
Website: http://sumac.vn/