Theo quan sát từ Trái đất, cơn bão vốn đã tồn tại trên khí quyển sao Mộc trong hàng trăm năm bắt đầu có dấu hiệu tan đi khi những luồng khí bắt đầu thoát khỏi rìa của Vết đỏ Lớn.
Vết đỏ Lớn nổi tiếng trên sao Mộc đang có hiện tượng tan biến.
Những luồng khí này tồn tại khoảng 1 tuần, theo ông John Rogers của Hiệp hội thiên văn Anh Quốc. Cho tới năm 2017, đây vẫn là một hiện tượng rất hiếm.
Tới nay, các nhà thiên văn đã ghi nhận sự xuất hiện nhiều hơn cả về kích thước và tần suất của hiện tượng này. Một số luồng khí có độ dài lên tới cả 10.000 mét.
Theo nhà khoa học Glen Orton của NASA, sự va chạm giữa Vết đỏ Lớn và một cơn bão ở phía Nam có thể là nguyên nhân.
Một nguyên nhân lý giải khác là sự xoay chậm dần và thu nhỏ của cơn bão đã tồn tại hàng trăm năm này.
Theo báo cáo của Phòng thí nghiệm động lực đẩy của NASA, cơn bão vốn có kích thước lớn hơn Trái Đất này có thể biến mất hoàn toàn trong 20 năm tới.
Vết đỏ này đã tồn tại liên tục trong hàng thế kỷ.
Trong một bài phỏng vấn trước đó, ông Orton cho biết cơn bão đã thu nhỏ khoảng 17 độ kể từ những năm 1800. Khi đó, Vết đỏ Lớn có kích thước khoảng 56.000km hay 4 lần đường kính Trái đất. Hiện tại, vết đỏ Lớn chỉ có kích thước 1,3 lần đường kính Trái đất.
Các nhà khoa học sẽ sớm có cơ hội nghiên cứu hiện tượng này kỹ lưỡng hơn khi vệ tinh do thám Juno của NASA bay qua hành tinh này vào tháng 7. Nhiệm vụ chủ yếu của Juno là quan sát Vết đỏ Lớn bằng cảm biến trọng lực và xác định cơn bão này lớn như thế nào.
Sao Mộc có trọng lượng lớn hơn 2,5 lần so với tất cả các hành tinh trong hệ mặt trời và có bầu khí quyển hàng chục nghìn km với vô số hiện tượng khí tượng đặc biệt.
Sao Mộc quay hết 1 vòng chỉ trong vòng 10 giờ do kích thước lớn và tốc độ quay nhanh.
Dù đã tồn tại nhiều thế kỷ nhưng ông Orton cho biết cơn bão mạnh nhất trong hệ mặt trời cuối cùng cũng sẽ biến mất. “Vết đỏ Lớn sẽ trở thành Vòng tròn đỏ lớn trong 10 tới 20 năm tới. Sau đó nó sẽ trở thành Vết đỏ ký ức”, ông Orton dự đoán.
(Biên tập viên: Máy & thiết bị SUMAC, nguồn siêu tầm)