Hầu hết chúng ta đều đã được tiếp xúc và làm việc với các hệ thống thủy lực khá nhiều nhưng để hiểu và nắm rõ và nắm rõ về nó thì không phải ai cũng làm được vì đấy là một đề tài khá khỏ cần phải có kiến thức, kinh nghiệm và hiểu biết rộng mới có thể am hiểu hết về nó. Bài viết này sẽ giúp mọi người nắm được kiến thức sơ bộ về hệ thống thủy lực, nhưng ưu nhược điểm của nó so với hệ thống khác và những ứng dụng thực tế của các hệ thống thủy lực trong đời sống.
Về bản chất, truyền động thủy lực là hệ thống đổi năng lượng cơ năng thành thủy năng dùng để chuyển năng lượng bằng chất lỏng và biến đổi nó thành cơ năng ở đầu ra của hệ thống. Đồng thời thể hiện chức năng điều khiển và điều chỉnh tốc độ của khâu ra
Khái niệm “Truyền động thủy lực” thường đi đôi với “ Hệ thống thủy lực” và được hiểu là tổ hợp các cơ cấu truyền năng lượng bằng cách sử dụng chất lỏng với áp suất cao.
Một hệ truyền động thủy lực gồm có 4 phần chính: Bộ nguồn thủy lực, hệ thống ống dẫn, hệ thống van và cơ cấu chấp hành.
Hệ thống truyền động thủy lực truyền động được công suất cao và lực lớn nhờ các cơ cấu khá đơn giản, hoạt động với độ tin cậy cao nhưng lại ít đòi hỏi về độ chăm sóc bảo dưỡng.
Nhờ cơ chế hoạt động đơn giản biến đổi năng lượng momen cơ năng thành thủy năng( áp suất và lưu lượng) mà hệ thống thủy lực dễ dàng trong việc truyền công suất cao.Đồng thời với việc dùng dầu thủy lực như lưu chất trong hệ thống làm cho hệ thống có khả năng bôi trơn chống mài mòn và giải nhiệt tốt nên việc bảo dưỡng là tương đối thấp hơn so với hệ thống cơ khí hay truyền động điện. cơ cấu hoạt động đơn giản này khiến cho hệ thống thủy lực có độ tin cậy cao, minh chứng cụ thể là những hệ thống cần độ tin cậy cao như hệ thống lái tàu, máy bay, xe quân sự hay thậm chí tàu vũ trụ hệ thống thủy lực luôn được lựa chọn.
+ Điều chỉnh vận tốc làm việc tinh và vô cấp, dễ thực hiện và tự động hóa theo điều kiện làm việc cụ thể hay theo chương trình có sẵn.
+Hệ thống thủy lực có thể điều chỉnh tốc độ của cơ cấu bằng cách điều chỉnh lưu lượng dầu. +Cơ cấu thủy lực dễ dàng kết hợp với hệ thống điều khiển điện để tự động hóa nhờ solenoid, cảm biến hành trình…(ưu việt và điều khiển tuần tự )
+ Hoạt động êm ái ít tiếng ồn.
+ Có khả năng giảm kích thước và khối lượng hệ thống nhờ chọn áp suất cao.
Nhờ quán tính nhỏ của bơm và động cơ thủy lực, tính chịu nén của dầu nên có thể sử dụng ở vận tôc cao và đảo chiều mà không sợ bị va đập mạnh như trong hệ thống cơ khí và quá nhiệt trong hệ thống truyền dẫn.
+ Dễ dàng biến đổi chuyển động quay của động cơ thành chuyển động tịnh tiến của cơ cấu chấp hành. Đây là ưu thế vượt trội của hệ thống thủy lực và khí nén so với hệ thống chuyển động cơ khí và truyền động điện. Việc sử dụng xy lanh mang lại cơ cấu đơn giản và lực lớn.
+ Dẽ dàng lên ý tưởng thiết kế, dễ theo dõi mô phỏng. Các bộ phận không ràng buộc vị trí quá nhiều với nhau nên dễ chọn vị trí phù hợp.
Tính năng mô phỏng là tính năng vượt chội cảu hệ thống điện và thủy lực cho phép người thiết kế và vận hành có cái nhìn tổng quát và tính toán lên ý tưởng một cách nhanh chóng. Ngược lại việc mô phỏng cơ khí đòi hỏi nhiều về kinh nghiệm, tư duy và khả năng người thiết kế.
+ Tổn hao trong đường dẫn ống và rò rỉ bên trong các phần tử chấp hàng, làm giảm hiệu suất và phạm vi sử dụng.
+ Khi mới khởi động hệ thống có hiện tượng bọt khí và thay đổi nhiệt độ trong dầu đột ngột nên vận tốc làm việc không thể ổn định.
+ Thiết bị khó chế tạo chính xác cao, giá thành cao.
Một số ứng dụng của hệ thống truyền động thủy lực trong đời sống.
Trong cuộc sống hiện nay chúng ta có thể bắt gặp những ứng dụng về hệ thống thủy lực ở bất kì đâu:
Trong xây dựng: xe cơ giới, máy đóng cọc…
Trong sản xuất: máy ép, bàn nâng,docleverler, xe nâng,robot…
Trong giao thông vận tải: Hệ thống máy lái tàu, máy lái máy bay, xe hơi, nâng thùng xe tải, xe cẩu…
Trong đời sống: Hệ thống cửa xả đập, xả cống, cầu nâng…
Trong quân sự.
(Biên tập viên: Máy & thiết bị SUMAC, nguồn siêu tầm)