Anh may mắn vẫn tự điều khiển được xe lăn. Hai năm trước, anh được mời tham gia thử nghiệm bộ trang phục robot có thể giúp anh di chuyển. Anh được cấy ghép thiết bị theo dõi giữa não và da ở một bên đầu nhằm tác động lên vỏ não vận động - khu vực điều khiển chức năng vận động và cảm giác.
Thibault trong bộ trang phục robot. (Ảnh: NBC News).
Trong suốt thời gian này, Thibault dạy thuật toán hiểu suy nghĩ của mình bằng cách điều khiển một nhân vật ảo đi lại, chạm vào các vật thể 2D, 3D trên máy tính. Nhờ đó, bộ trang phục robot - với khung di chuyển gắn trên trần - có thể giúp anh đi bộ, sử dụng hai cánh tay trong các hoạt động đơn giản hàng ngày.
Kết hợp sử dụng nhân vật mô phỏng, video và bộ khung xương, Thibault đã di chuyển tổng cộng 480 bước (khoảng 145 m). "Dù chưa thể di chuyển khoảng cách xa với bộ trang phục này, nhưng tôi đã có thể tự bước đi mỗi khi muốn và dừng lại khi cần", Thibault nói.
Giáo sư Stephan Chabardes, bác sĩ phẫu thuật thần kinh tại Bệnh viện Đại học Grenoblem, tác giả nghiên cứu cho biết: "Có thể trong tương lai xe lăn sẽ được điều khiển bằng tín hiệu não bệnh nhân, thay vì dùng tay điều khiển như hiện tại".
Công nghệ này vẫn đang được thử nghiệm, có tiềm năng cải thiện đáng kể cuộc sống bệnh nhân bị liệt khi chính thức đưa vào sử dụng.
Khung di chuyển gắn trên trần nhà nâng đỡ cơ thể Thibault. (Ảnh: CNN).
Nhóm nghiên cứu đã mời thêm ba bệnh nhân thử nghiệm bộ trang phục. Họ đang tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, tìm cách gỡ bỏ hệ thống khung di chuyển gắn trên trần nhà để thuận tiện hơn cho bệnh nhân.
Thành quả nghiên cứu là sự hợp tác giữa Đại học Grenoble, Trung tâm Nghiên cứu Y sinh Lâm sàng và Trung tâm Nghiên cứu CEA, công bố trên tạp chí Lancet Neurology ngày 4/10.
(Biên tập viên: Máy & thiết bị SUMAC, nguồn siêu tầm)