• Máy & thiết bị SUMAC chuyên chế tạo máy - cung cấp máy & thiết bị - vận chuyển, lắp đặt chuyển giao công nghệ cơ khí - Hotline: +8436369588 - 0911034775

Tìm hiểu cấu tạo tời điện và nguyên lý hoạt động, phân loại, vận hành

Tìm hiểu cấu tạo tời điện và nguyên lý hoạt động, phân loại, vận hành

Cấu tạo tời điện gồm bộ phần nào? Nguyên lý hoạt động của tời điện ra sao? Cách phân loại và hướng dẫn vận hành hiệu quả nhất?. Đây là những câu hỏi thường gặp của hầu hết người mới bắt đầu sử dụng tời điện.  Điện máy Flash sẽ giải đáp chi tiết nhất nhưng câu hỏi trên trong bài viết dưới đây.

1. CẤU TẠO TỜI ĐIỆN GỒM NHỮNG BỘ PHẦN NÀO?

cáp tời điện

Máy tời có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Tuy nhiên, về cấu tạo tời điện, hầu hết các model tời điệntrên thị trường hiện nay thường có cấu tạo bao gồm các bộ phận dưới đây:

– Thiết bị truyền lực: Động cơ điện (với tời điện) hoặc động cơ thủy lực đối với tời thủy lực, động cơ khí nén đối với tời khí nén.

– Hộp giảm tốc: Có tác dụng giảm tốc và tăng tải cho động cơ 

– Phanh hãm: Có tác dụng đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng vận hành tời điện

– Tang cuốn cáp: Bộ phận quan trọng của tời điện có chức năng biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến để nâng hoặc hạ vật thể từ vị trí này sang vị trí khác.

– Dây cáp kéo (Chão thép): Dùng để nâng và kéo vật thể thông qua sức căng.

– Thiết bị điều khiển tời kéo: Có 4 chức năng cơ bản là Nâng – Hạ – Tiến – Lùi.

2. CÁCH PHÂN LOẠI MÁY TỜI ĐIỆN NHƯ THẾ NÀO?

 

Sau khi đã nắm rõ cấu tạo tời điện, ta đi vào phân loại tời. Theo đó, có nhiều dòng tời khác nhau nhưng theo tiêu chí về tải trọng và điện áp thì có thể phân chia tời điện thành 4 loại chính như sau:

– Máy tời điện kéo mặt đất:

+ Điện áp: 380V

+ Tải trọng: Có khả năng nâng hạ vật nặng từ 30 tấn trở lên

+ Đặc điểm: Máy tời điện 3 pha đặt dưới mặt đất kéo hàng hóa từ dưới đất lên cao, kéo tàu, cano…

– Máy tời điện mini:

+ Điện áp: 220V

+ Tải trọng: Từ 50kg – 1000kg

+ Đặc điểm: Máy tời điện 1 pha với hiết kế nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt, di chuyển, có thể hoạt động liên tục.

tời cáp điện

– Pa lăng xích điện:

+ Điện áp: 380V

+ Tải trọng: Có tải trọng lớn nhất là 10 tấn

+ Đặc điểm: Kích thước nhỏ gọn, dễ di chuyển. Chiều dài xích tiêu chuẩn là 5m, 6m.

– Pa lăng cáp điện:

+ Điện áp: 220, 380V hoặc xăng, dầu tùy máy

+ Tải trọng: Có tải trọng lên đến 30 tấn

+ Đặc điểm: Kích thước tang cuốn lớn, có thể nâng hạ với khoảng cách lớn.

3. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG TỜI ĐIỆN RA SAO?

Nguyên lý hoạt động tời điện mini, tời kéo mặt đất và tời cáp điện thường có 1 động cơ 2 tốc độ và tang cuốn cáp được gắn vào động cơ và hộp số.

Khi tời hoạt động dây cáp được nhả ra, cần số đẩy theo hướng ngược lại với chiều của dây cáp sẽ làm tang cuốn cáp quay và cuốn dây cáp trở lại kéo vật lên vị trí bạn mong muốn.

– Tời điện có nhiều trọng tải khác nhau tùy vào nhu cầu của người sử dụng mà nhà sản xuất thiết kế động cơ và dây cáp phù hợp cùng với đó giá thành cũng chênh lệch.

 

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TỜI ĐIỆN HIỆU QUẢ NHẤT

tời cáp điện

Với cấu tạo máy tời như trên, để vận hành máy theo đúng kỹ thuật nhất đồng thời đảm bảo an toàn, cần thực hiện  các bước như sau:

– Bước 1: Trước hết bạn cần lắp đặt tời theo đúng hướng dẫn sử dụng tời. Tùy theo từng loại tời mà bạn treo hoặc lắp đặt máy lên trên dầm, thanh ngang và cố định lại cho thật chắc chắn. Đối với máy tời treo, bạn phải khóa hết các móc treo để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

– Bước 2: Cắm dây điện vào ổ cắm của tời. Cố định dây điện bằng cách sử dụng giá kẹp để dây diện không bị tuột ra khỏi ổ cắm cũng như đảm bảo dây điện không bị kẹp giữa dây cáp và trống cuốn dây.

– Bước 3: Kiểm tra hàng hóa, vật thể xem đã đặt đúng vị trí so với tời hay chưa. Nếu như hàng không đặt đúng vị trí của tời thì khi nâng lên theo phương thẳng đứng rất dễ xảy ra hiện tượng hàng bị đánh võng, gây nguy hiểm khó lường.

– Bước 4: Sau khi đã móc cáp, buộc hàng an toàn, bạn sử dụng nút bấm trên bộ điều khiển để hạ vật, hoặc nâng vật thể. Để nâng vật thể lên, bạn nhấn vào nút Up có kí hiệu hình tam giác hướng lên trên. Để hạ vật thể xuống, bạn nhấn vào nút hình tam giác hướng xuống dưới.

5. NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG TỜI ĐIỆN LÀ GÌ?

– Tời điện tuy dễ dùng, tiện lợi nhưng cũng ẩn chứa những rủi ro đáng lo ngại. Chính vì thế, bạn cần nhớ những lưu ý về nó sau đây:

+ Tời điện chỉ dùng để trở hàng hóa, kéo vật nặng, không dùng để trở người. Do vậy, tuyệt đối không nâng người trong quá trình vận hành loại máy này

+ Một số loại tời không có sức nâng giống như thông số kỹ thuật mà nhà sản xuất niêm yết. Vì thế, bạn cần lấy trọng tải dư ra trong quá trình dùng với loại máy này

+ Không nâng vật quá trọng tải vì như vật khiến máy nhanh hỏng, dây cáp dễ đứt gây nguy hiểm, mất an toàn cho người điều khiển và môi trường xung quanh

+ Khi muốn nâng vật thể, cần cân vật, hàng hóa để xác định số cân của chúng thích hợp với loại tời nào? Từ đó, để chọn loại tời cho chuẩn xác nhất

+ Cần bảo quản tời trong môi trường khô ráo, tránh ẩm ướt để máy luôn làm việc trơn tru, suôn sẻ, không xảy ra sự cố trong quá trình sử dụng

+ Nên đưa máy đi bảo hành ít nhất 6 tháng/lần để tra dầu, chống kẹt máy, nguy cơ hỏng hóc khi sử dụng

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về: Cấu tạo tời điệnnguyên lý hoạt động tời điện phân loại và hướng dẫn sử dụng tời. Hy vọng, bài viết sẽ là nguồn tin tức hữu ích giúp bạn hiểu và nắm rõ về dòng máy này hơn, giúp bạn có thể mua và vận hành thiết bị trên tốt nhất.

(Biên tập viên: Máy & thiết bị SUMAC, nguồn siêu tầm)

gọi ngay