Trong một kết luận được trích đăng trên tạp chí chuyên đề vật lý vũ trụ “The Astrophysical Journal Lettersel”, nhóm nghiên cứu làm việc tại ALMA khẳng định “chính vì vậy, phát hiện này là một cơ hội lớn để nghiên cứu quá trình hình thành ban đầu của các thiên thạch và các hành tinh như Trái Đất”.
Ăng ten của siêu kính viễn vọng ALMA tại khu vực Chajnantor, hoang mạc Atacama, cách Santiago, Chile, 1500km về phía bắc. (Ảnh: AFP/ TTXVN).
Văn bản này giải thích rằng các ngôi sao được bao quanh bởi các đĩa khí, và một phần trong số đó sẽ “đông đặc” lại và hình hành các hạt bụi vũ trụ mà theo thời gian sẽ kết dính lại với nhau để tạo thành các vật thể lớn hơn, từ thiên thạch, bán hành tinh và cuối cùng là các hành tinh. Nắm được hiểu biết về quá trình hình thành các vật thể rắn ban đầu này là bước nền tảng để hiểu được toàn bộ quá trình sau đó.
Giáo sư Shogo Tachibana, thuộc Đại học Tokyo và Cơ quan Thăm dò Không gian Nhật Bản (JAXA), cùng các đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu thu thập được qua siêu kính viễn vọng tại ALMA về ngôi sao non khổng lồ mang ký hiệu Orion KL Source I và phát hiện những phát xạ đặc trưng của phân tử ôxít nhôm.
Giáo sư Tachibana cho biết: “Ôxít nhôm đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành các vật chất cổ xưa nhất của Hệ Mặt Trời. Phát hiện của chúng tôi sẽ giúp hiểu được sự tiến hóa của vật chất trong thời kỳ khởi đầu của Hệ Mặt Trời”.
Theo kế hoạch, nhóm nghiên cứu sẽ quan sát thêm các sao non khác để tìm kiếm sự hiện diện của ôxít nhôm. Việc phối hợp các kết quả quan sát này với những dữ liệu thu được từ các thiên thạch và mẫu vật từ các nhiệm vụ ngoài không gian như Hayabusa 2 của JAXA, Giáo sư Tachinaba tin tưởng sẽ có được thông tin cơ bản về việc hình thành và tiến hóa của Hệ Mặt Trời và các hệ hành tinh khác.
(Biên tập viên: Máy & thiết bị SUMAC, nguồn siêu tầm)