• Máy & thiết bị SUMAC chuyên chế tạo máy - cung cấp máy & thiết bị - vận chuyển, lắp đặt chuyển giao công nghệ cơ khí - Hotline: +8436369588 - 0911034775

Một số chú ý khi sử dụng thiết bị thủy lực

 Một số chú ý khi sử dụng thiết bị thủy lực

Trong sự phát triển mạnh mẽ của xã hội hiện nay, nhu cầu sử dụng các hệ thống thủy lực đang ngày càng trở nên phổ biến trong các dự án, công trình.Vì vậy trong quá trình vận hành chúng ta nên cần chú ý một số vấn đề sau để đảm bảo hệ thống của chúng ta có thể hoạt động một cách bình thường.

Thiết bị thủy lực
                                                        Thiết bị thủy lực

1. SỬ DỤNG KẾT HỢP CÁC LOẠI DẦU THỦY LỰC 
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp vì vậy các sản phẩm dầu sẽ có thành phần, tỉ lệ khác nhau. Bên cạnh do các thành phần trong dầu khác nhau nên khi gặp nhau chúng có thể gây ra các phản ứng hóa học, từ đó dẫn đến cháy nổ gây thiệt hại về cật chất. Vì vậy nên đọc kĩ thành phần và hướng dẫn trước khi sử dụng

2. ĐIỀU CHỈNH VAN ÁP SUẤT KHÔNG ĐÚNG 
Hầu như khi sử dụng các thiết bị thủy lực mọi người đều mặc định rằng vặn ra là giảm áp, văn vào là tăng áp. Điều này không hoàn toàn chính xác bởi các sản phẩm được chế tạo do rất nhiều nhà sản xuất và đây không phải là nguyên tắc mà họ phải tuân theo khi chế tạo. Vì vậy để tranh nhầm lẫn, cần đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng

3. CHỈNH ÁP SUẤT KHÔNG SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ÁP
Áp suất của các máy thủy lực ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả làm việc của máy vì vậy không sử dụng đồng hồ đo là một sai lầm có thể gây ra thiệt hại cho người sử dụng vì vậy hãy dùng đồng hồ đo áp khi dùng

4. THAY ĐỔI CÁC THÔNG SỐ MÀ NHÀ SẢN XUẤT ĐÃ ĐẶT VÀ CÁC THÔNG SỐ TRONG HỆ THỐNG THỦY LỰC MÀ KHÔNG BIẾT
Việc thay đổi thông số thiết bị sẽ làm thay đổi hoạt động của thiết bị thủy lực. Việc làm này có thể sẽ làm giảm hiệu năng của máy thâm chí gây hỏng hóc nếu chúng ta không có chuyên môn. Vì vậy nên tham khảo ý kiến các chuyên gia về vấn đề này.

5. LẮP SAI ĐẦU ỐNG REN CÔN VỚI REN TRỤ, ĐẦU ỐNG
Các loại ren trong thiết bị thủy lực không thể lắp lẫn lộn với nhau có thể dẫn đến hở mạch dầu, từ đó gây hỏng thiết bị cũng như gây nguy hiểm cho người dùng

6. THAY THẾ LỌC DẦU
Việc thay thế lọc dầu có thể thực hiện theo chỉ định của sách hướng dẫn sử dụng. Tuy nhiên trong một số các trường hợp thiết bị thủy lực cở lớn, công suất cao, hoạt động với cường độ lớn, liên tục… thì chúng ta nên theo dõi kiểm tra để thay thế để đảm bảo máy hoạt động được tốt nhất.

7. XÁC ĐỊNH CHIỀU QUAY CỦA BƠM 
Để xác định được chiều quay của bơm cần phải căn cứ vào quy ước theo quy chuẩn quốc tế. Hiện nay theo quy ước quốc tế thì chiều quay của bơm là nhìn vào trục dẫn động. Nếu theo chiều kim đồng hồ thì chiều quay phải và ngược lại

8. DẦU LẤY RA TỪ MÁY THỦY LỰC ĐEM LỌC LÀ SẠCH
Dầu lấy ra từ thiết bị thủy lực đem đi lọc có thể coi là sạch là điều không chính xác vì theo tiêu chuẩn quốc tế dầu sạch phải được lọc qua 10 micro do đó việc lọc vài lần qua các lớp vải là chưa đủ lý do để khẳng định dầu trong máy là dầu sạch được.

9. ÁP SUẤT DẦU TRONG MẠCH DO BƠM DO ĐÓ MÁY KHÔNG HOẠT ĐỘNG LÀ DO BƠM
Quan điểm này là sai bởi trong mọi trường hợp áp suất phải do tải của hệ thống gây ra.

10. BƠM THỦY LỰC CÓ KHẢ NĂNG TỰ HÚT DẦU DO ĐÓ KHÔNG CẦN ĐỔ DẦU VÀO VỎ BƠM HOẶC ĐƯỜNG ỐNG
Điều này là không đúng vì trong các loại máy bơm thủy lực có thể tự hút dầu nhưng chúng ta vẫn cần phải đồ dầu để có lớp màng dầu bôi trơn các phần kín của máy và hơn nữa dầu có độ nhớt khá cao dẫn đến khả năng tự hút từ bơm là kém

Trên đây là 10 chú ý khi sử dụng các thiết bị thủy lực, hi vọng một số thông tin này hữu ích với các bạn.

(Biên tập viên: Máy & thiết bị SUMAC, nguồn siêu tầm)

gọi ngay