Trong hệ thống thủy lực khi nào sử dụng van điện từ 3C2 cho đúng cách để thiết bị chạy ổn định nhất
Vậy chúng ta cùng tìm hiểu bản chất và cấu tạo của van điện từ 2 chiều 3C2
- Cửa P: đây là cửa vào của van được nối với bơm thủy lực
- Cửa T: là cửa dầu thoát về thùng chứa
- Cửa A, B: là 2 cửa nối với thiết bị của chúng ta như động cơ thủy lực, xi lanh thủy lực
2. Van điện 3C2 là van 3 trị trí
- Vị trị giữa tức khi van điện chưa được cấp điện cho cuộn hút. Ở vị trí này các cửa P, T, A, B đều được bịt kín
- Vị trí bên trái tức khi van điện được cấp điện cho cuộn hút bên trái thì dầu từ P ra cửa A hoặc B, dầu từ cửa A hoặc B sẽ về T
- Vị trí bên phải có tác dụng cho chiều ngược lại của cửa A, B
Do các đặc điểm kỹ thuật trên thì van điện từ 3C2 được sử dụng trong các hệ thống cần điều khiển 2 chiều như xilanh 2 chiều, động cơ thủy lực đảo chiều
Trong trạng thái không cấp điện đường P bịt kín nên để không bị đè áp bơm thì van sẽ hoạt động đồng thời bơm mở. Nếu van không cấp điện bơm dừng
Trong trường hợp bơm vẫn chạy liên tục, chúng ta cần thêm van xả áp Mo 2B3B (tức không tải hay không có áp) thì hệ thống sẽ làm việc bền bỉ hơn, dầu không bị nóng
Cuộn hút điện từ của Van 3C2 có điện 24V/110V/220V/380V
Tham khảo giá, các mã Van khác Tại Đây
Biên tập viên Máy và Thiết bị Sumac