Công thức tính công suất cho bộ nguồn thủy lực: Công suất(Kw) = [Lưu lượng (lít/phút) x Áp suất(bar)]/612
- Công suất đơn vị là kw, các bạn chú ý trọn lưu lượng của bơm, áp suất làm việc của bơm sao cho áp suất sát với công suất động cơ đã được thiết kế
Ví dụ động cơ với 7.5kw các bạn nên chon sao cho Công suất sát nhất với công suất trên không nên tính quá hệ số 1.1 hoặc nhỏ hơn ví dụ 7kw thì động cơ dư 0.5kw rất lãng phí
- Áp suất làm việc của bơm = Áp suất làm việc lớn nhất của xilanh, Áp suất làm việc của xilanh lại liên quan trực tiếp tới lực ép của xilanh
Công thức tính lực cho xilanh thủy lực: F (TẤN) = 3.14 X D X D X P / 400000
Trong đó:
+ F: lực ép xilanh thủy lực, đơn vị tấn
+ D: đường kính xilanh thủy lực, đơn vị mm
+ p: Áp suất làm việc của xilanh thủy lực, đơn vị bar
- Lưu lượng của bơm liên quan đến thông số tốc độ ép của xi lanh thủy lực, lưu lượng càng lớn tốc độ ép của xilanh càng nhanh
Lưu lượng bơm (lít/phút) = lưu lượng đơn vị cc x 1.45 với động cơ 1450 vòng/phút
Ví dụ bơm F10 có lưu lượng 10cc thì lưu lượng = 10 x 1.45 = 14.5 lít/phút
Thùng dầu là bộ phận là để chứa dầu thủy lực (dầu thủy lực 46, 68). Thể tích thùng dầu phụ thuộc vào các yếu tố sau
- Thể tích xilanh thủy lực: Thể tích thùng dầu thông thường sẽ chọn lớn hơn thể tích của xilanh thủy lực từ 4 đến 5 lần
- Thời gian hoạt động của thiết bị: Khi tần suất hoạt động dày đặc thì dầu nhanh nóng, dầu thủy lực sẽ hỏng nhanh
Nên các bạn có thể chọn thể thùng dầu to hơn bình thường thì thời gian thay dầu thủy lực định kỳ của các bạn sẽ tăng lên
- Thiết bị lắp đặt trên thùng dầu: thông thường các thiết bị thủy lực như động cơ, van, bơm.. sẽ được lắp trực triếp trên mặt thùng dầu
Vì vậy các bạn nên chọn thùng dầu có diện tích mặt sao cho có thể lắp hết toàn bộ thiết bị
Với kinh nghiệm của chúng tôi với các bộ nguồn nhỏ từ 0.7kw đến 2.2kw các bạn có thể chọn thùng dầu từ 30 lít đến 50 lít
bộ nguồn từ 2.2kw đến 5.5kw chọn thùng dầu từ 50 lít đến 80 lít. Tuy vậy, thể tích thùng dầu liên quan đến tất cả các yếu tố trên nên các bạn chú ý trọn cho hợp lý
- Động cơ chọn theo công suất ở trên. Tốc độ dùng phổ biến, chạy ổn định cho bơm thủy lực là 1450 vòng/phút
- Van thủy lực:
+ Bộ nguồn thủy lực hoạt động cho 1 xilanh đơn các bạn chọn van mạch 3C6
+ Bộ nguồn thủy lực hoạt động cho từ 2 xilanh trở lên các bạn chọn tổ hợp van tổng 2B2, van điều khiển xilanh 3C2 hoặc 3C4 tùy theo yêu cầu sử dụng
+ Phụ kiện: lọc dầu, nắp dầu, thước thăm dầu, làm mát dầu.v.v.
+ Đế van thủy lực: P là đường dầu từ bơm vào van, T là đường dầu về thùng dầu, A, B là hai chiều cho xilanh thủy lực
Trên đây là một số kiến thức cơ bản về hướng dẫn lắp đặt bộ nguồn thủy lực.
Khi các bạn lắp đặt bộ nguồn thủy lực, cần thắc mắc các vấn đề gì có thể liên hệ với Máy và Thiết bị để được tư vấn
Chúng tôi rất mong được hợp tác cùng quý vị các bạn! Chúc các bạn cho ra được sản phẩm ưng ý nhất
Mọi chi tiết đóng góp vui lòng liên hệ:
MÁY & THIẾT BỊ SUMAC
Giao hàng, bảo hành hàng toàn quốc
Mechanical Engineer
Mobile 1: 0936369588 (+84936369588)
Mobile 2: 0911034775 (+84911034775)
ID: 0108039820
ID: 0107405111
Website: http://sumac.vn/
Email: vnsumac@gmail.com