• Máy & thiết bị SUMAC chuyên chế tạo máy - cung cấp máy & thiết bị - vận chuyển, lắp đặt chuyển giao công nghệ cơ khí - Hotline: +8436369588 - 0911034775

Công nghiệp cơ khí xác định hướng đi mới đến 2035

 

Trên tinh thần đó, cuộc Hội thảo 'Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và cách mạng công nghiệp 4.0'đã đặt ra nhiệm vụ hàng đầu là xác định được hướ

Sáng nay 5/9/2018, tại Hà Nội, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) tổ chức Hội thảo "Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và cách mạng công nghiệp 4.0". Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải tham dự và chỉ đạo tại Hội thảo.

Báo cáo của Cục Công nghiệp đã đưa ra những mục tiêu cơ bản trong thời gian tới: đến năm 2035, ngành cơ khí Việt Nam được phát triển với đa số các chuyên ngành có công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi giá trị toàn cầu. Về xuất khẩu: giai đoạn đến năm 2020, sản lượng xuất khẩu đạt 35% tổng sản lượng ngành cơ khí, giai đoạn đến năm 2030 đạt 40%, đến năm 2035 đạt 45% tổng sản lượng ngành cơ khí. Về xuất khẩu, giai đoạn đến năm 2020, sản lượng xuất khẩu đạt 35% tổng sản lượng ngành cơ khí, giai đoạn đến năm 2030 đạt 40%, đến năm 2035 đạt 45% tổng sản lượng ngành cơ khí.

Cụ thể, đến năm 2025, tập trung phát triển một số phân ngành cơ khí ô tô, máy kéo, máy nông nghiệp, thiết bị công trình, thiết bị công nghiệp và thiết bị điện, có khả năng đáp ứng cơ bản các yêu cầu của nền kinh tế và một phần xuất khẩu. Sau năm 2025, hình thành một số tổ hợp nhà thầu tư vấn và chế tạo có khả năng làm chủ công tác thiết kế, chế tạo nhóm thiết bị phụ, gói thầu EPC của các công trình công nghiệp; hình thành một số nhà thầu tư vấn và chế tạo có khả năng làm chủ công tác thiết kế, chế tạo nhóm thiết bị phụ công trình công nghiệp.

Trên tinh thần đó, cuộc Hội thảo "Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và cách mạng công nghiệp 4.0"đã đặt ra nhiệm vụ hàng đầu là xác định được hướng đi cơ bản của ngành cơ khí đến năm 2025, và định hướng đến năm 2035 theo hướng khai thác những lợi thế sẵn có và cơ hội quốc tế trong quá trình hội nhập.

Qua cuộc Hội thảo, các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp đã dần đi đến định hình một hướng đi mới là: Phát triển các ngành công nghiệp hạ nguồn trong lĩnh vực cơ khí có quy mô chuỗi cung ứng lớn để tạo cơ hội cho các doanh nghiệp cơ khí trong nước tham gia cung cấp phụ tùng, linh kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm cuối cùng. Trong đó chú trọng phát triển các ngành cơ khí có tiềm năng phát triển như ô tô, thiết bị công nghiệp, cơ khí gia dụng và dụng cụ.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, trong bối cảnh hội nhập và cách mạng công nghiệp 4.0 những nhân tố mới xuất hiện đặt ra những yêu cầu mới đối với việc phát triển ngành công nghiệp cơ khí, cũng như cần những giải pháp, chính sách mới để đảm bảo cho sự cạnh tranh của ngành và sự tồn tại của các doanh nghiệp cơ khí trong nước. Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan nghiên cứu trình Chính phủ ban hành những chính sách mới và đưa ra những giải pháp để giải quyết những khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp cũng như hạn chế của chính sách hiện hành.

Cụ thể, sẽ đề xuất xây dựng Nghị định của Chính phủ về phát triển công nghiệp cơ khí, phối hợp với cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề để điều chỉnh danh mục sản phẩm cơ khí trọng điểm và đơn giản hóa thủ tục xác nhận cho phù hợp với tình hình thực tế; đề xuất việc hình thành và phát huy vai trò của Trung tâm hỗ trợ công nghiệp nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp đổi mới thiết bị, công nghệ phù hợp, khuyến khích và ưu đãi các doanh nghiệp cơ khí áp dụng các công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất.

(Biên tập viên: Máy & thiết bị SUMAC, nguồn sưu tầm)

gọi ngay