Theo ông Nguyễn Hữu Dũng, Tổng Thư ký Hội các phòng thử nghiệm Việt Nam, Triển lãm MTA là sự kiện lớn, được tổ chức thường niên nhằm kết nối, tạo cơ hội để các doanh nghiệp ngành Cơ khí Việt Nam giao thương kết nối, trình diễn sản phẩm, dịch vụ tiên tiến với các doanh nghiệp chế tạo, cơ khí đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ có thế mạnh sản xuất máy công cụ như: Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan, Nhật Bản, Singapore, Đức…
Ngoài trình diễn sản phẩm, giao thương kết nối, các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam còn có cơ hội nâng cao kiến thức chuyên ngành thông qua Diễn đàn khoa học “Mô hình kinh tế tích hợp hàng hóa - dịch vụ nhằm nâng cao giá trị tổng thể và tối ưu hoá lợi ích cho doanh nghiệp và khách hàng” để có thể tham gia hiệu quả hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ngành công nghiệp cơ khí của Việt Nam hiện nay được xem như ngành “xương sống” và là tiền đề cho sự phát triển kinh tế của đất nước. “Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 21.000 doanh nghiệp và hơn 53.000 cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, chiếm 30% trong tổng số doanh nghiệp chế tạo, chế biến của Việt Nam. Trung bình, mỗi năm các doanh nghiệp này đã tạo việc làm cho trên 1 triệu lao động và đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 16 tỷ USD”, ông Nguyễn Hữu Dũng thông tin.
(Biên tập viên: Máy & thiết bị SUMAC, nguồn siêu tầm)