Bạn đang tìm hiểu bộ nguồn thủy lực? Bạn thắc mắc không biết cấu tạo bộ nguồn thủy lực bao gồm những gì? Xin chúc mừng vì bạn đã tìm đúng địa chỉ rồi đấy! Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, gia công bộ nguồn thủy lực, kỹ sư của công ty TBKT Đà Nẵng sẽ giúp bạn tháo gỡ được những rối ren bấy lâu.
Là trung tâm của hệ thống thủy lực, bộ nguồn có khả năng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các thiết bị khác cũng như sự ổn định của hệ thống.
Bộ nguồn đóng vai trò cung cấp dầu hay áp suất đến máy bơm và các cơ cấu dẫn động như motor và xy lanh. Cấu tạo bộ nguồn thủy lực không thể thiếu các bộ phận dưới đây:
Motor
Đầu tiên, một bộ phận rất quan trọng trong bộ nguồn không thể thiếu phải kể đến đó là motor. Chức năng chính của motor đó là chuyển hóa điện năng thành cơ năng, tạo chuyển động quay để cho bơm hoạt động hiệu quả nhất.
Tùy vào nhu cầu của thiết bị, bơm thủy lực được sử dụng trong bộ nguồn có thể là bơm cánh gạt, bơm piston, bơm hướng tâm hoặc hướng trục. Hẳn bạn cũng đã biết, mỗi loại bơm sẽ chịu được một áp suất khác nhau, vì thế bạn cần nắm rõ máy móc của mình phù hợp với loại bơm nào để tránh tình trạng tốn kém chi phí.
Thùng chứa dầu thủy lực
Đúng như tên gọi của nó, thùng chứa dầu có tác dụng chứa đựng các chất thủy lực (nước, dầu,…). Hơn nữa, đây còn là nơi để lắng cặn, lọc và tản nhiệt cho dầu thủy lực, cung cấp dầu chất lượng nhất để bơm làm việc hiệu quả. Trên mỗi thùng dầu, sẽ luôn có một thước đo dầu để giúp bạn kiểm soát lượng dầu, nhằm bổ sung kịp thời khi cần thiết.
Các loại van là thành phần không thể vắng mặt trong hệ thống bộ nguồn thủy lực. Bạn có thể sử dụng van phân phối, van giảm áp, van tiết lưu hay van một chiều… tùy theo yêu cầu sử dụng.
Một số thiết bị khác
Một số phụ tùng phổ biến thường có trong bộ nguồn như: xy lanh thủy lực, mắt thăm dầu, lọc dầu, nút xả dầu, nắp rót dầu, ống dẫn dầu,…
Như đã nói ở trên, bộ nguồn thủy lực là thành phần đóng vai trò quan trọng trong hệ thống; vậy nên khi sử dụng, lắp ráp hay vệ sinh, bạn đều cần phải hết sức cẩn thận. Và khâu lựa chọn thiết bị cũng cần phải tính toán kỹ lưỡng, cụ thể như sau:
– Xác định đúng thể tích xy lanh thủy lực của thiết bị cần sử dụng, đó là xy lanh loại hai chiều hay xy lanh một chiều.
– Xác định áp suất yêu cầu bao nhiêu bar (Mpa)
– Yêu cầu về độ nhớt của dầu thủy lực cần sử dụng (dùng dầu 32, dầu 46, hay dầu 68).
– Độ đài của ống dầu thủy lực cần nối giữa các thiết bị và trạm nguồn.
– Yêu cầu điều khiển bơm dầu từ xa bằng van gạt hay hay là van điện từ.
Hy vọng với những thông tin về cấu tạo bộ nguồn thủy lực và những lưu ý khi lựa chọn thiết bị mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên, phần nào giúp các bạn có thêm những kiến thức hữu ích. Nếu bạn đang gặp khó khăn về lựa chọn thiết bị hay lắp ráp bộ nguồn, hãy gọi điện trực tiếp với chúng tôi để được các kỹ sư có kinh nghiệm tư vấn tận tình
(Biên tập viên: Máy & thiết bị SUMAC, nguồn siêu tầm)