Những vệ tinh này được gọi là nanosatelite, có kích thước thường là rất nhỏ.
Trước đây, các tàu vũ trụ khi được phóng thường không được tận dụng tất cả không gian thừa bên trong, dẫn tới việc lãng phí không gian, nhưng ở thời điểm hiện tại khoảng 2 thập kỉ gần đây, các kĩ sư và nhà khoa học đã tìm rất nhiều phương pháp để có thể thu nhỏ các thiết bị chuyên dụng giúp cho họ tận dụng được điều này tốt hơn.
Hiện tại, chương trình mang tên SIMPLEx đã có hai vệ tinh nhiệm vụ đang được triển khai bao gồm LunaH-Map và CubeSat để đo mức độ tập trung Hidro trên bề mặt Mặt Trăng. Ngoài ra Lunar Trailblazer là một vệ tinh nhỏ có khả năng vẽ lại bản đồ lắng đọng băng bằng cách sử dụng các công cụ hồng ngoại.
"LunaH-Map có nhiệm vụ tìm kiếm hidro, tuy nhiên do hidro trên mặt trăng vẫn là một ẩn số, do đó chỉ viết mỗi chứ H thôi" - Bà Mercer, đại diện chương trình SIMPLEx cho biết.
Đây là một phần trong chương trình Artemis của NASA với mục đích đưa con người trở lại Mặt Trăng. Các quan chức cấp cao mong muốn sẽ thiết lập một căn cứ vĩnh viễn ở mặt trăng để tạo tiền đồn cho những công cuộc khám phá trong tương lai, ví dụ như Sao Hoả. Tuy nhiên để làm được điều này, trước tiên cần khai thác triệt để những tài nguyên tiềm ẩn nơi đây và nước là một trong số những tài nguyên quan trọng nhất.
Rất nhiều nhà khoa học khi được khảo sát đều xác nhận sự tồn tại của nước ở Mặt Trăng, các nước này đóng băng lại ở gần các cực của nó. Tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng cách duy nhất để nước tồn tại trên mặt trăng là nhờ những thiên thạch nhỏ khi va chạm vào xích đạo của nó. Các vệ tinh sau khi được giải phóng khỏi tàu mẹ sẽ cùng với mặt trăng có quỹ đạo xung quanh Trái đất, và chúng sẽ làm nhiệm vụ khám phá của mình.
(Biên tập viên: Máy & thiết bị SUMAC, nguồn siêu tầm)