Bộ nguồn thủy lực được cấu tạo bởi nhiều thành phần khác nhau, có thể thiết kế theo yêu cầu của khách hàng. Để có câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi bộ nguồn thủy lực là gì, bạn hãy dành vài phút để theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Bộ nguồn thủy lực là gì? Bộ nguồn thủy lực hay còn gọi là trạm nguồn thủy lực, đây chính là thiết bị cung cấp dòng chảy áp suất cho động cơ thủy lực, xy lanh và những bộ phận thủy lực khác. Bộ nguồn có khả năng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của những thiết bị khác và sự ổn định của hệ thống làm việc.
Không giống như máy bơm tiêu chuẩn, bộ nguồn thủy lực sử dụng các mạng áp lực đa giai đoạn để dịch chuyển chất lỏng. Chúng thường kết hợp với các thiết bị điều khiển nhiệt độ để hoạt động chính xác nhất.
Một số yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của bộ nguồn đó là giới hạn áp suất, công suất điện và khối lượng bình chứa chất lỏng. Bên cạnh đó, các đặc tính vật lý của nó bao gồm kích thước, cấp điện và việc chọn bơm cho bộ nguồn thủy lực cũng là những yếu tố cần cân nhắc đáng kể.
Chắc hẳn đến đây, bạn đã biết bộ nguồn thủy lực là gì rồi phải không nào! Vậy cấu tạo bộ nguồn bao gồm những bộ phận nào, chúng ta hãy cùng tiếp tục tìm hiểu nhé.
Một hệ thống bộ nguồn thủy lực lớn và bền được lắp đặt để hoạt động dưới nhiều điều kiện môi trường sẽ có những đặc điểm thiết kế riêng biệt với hệ thống bơm thông thường. Và tính năng thiết kế tiêu chuẩn của một bộ nguồn bao gồm:
– Máy bơm: Có thể sử dụng bơm piston, bơm cánh gạt, bơm hướng tâm hay hướng trục. Các loại bơm này thường có công suất lớn, có khả năng nén áp suất cao.
Một đơn vị bộ nguồn thủy lực có thể được trang bị một chiếc máy bơm động cơ đơn, hoặc nhiều thiết bị. Và mỗi thiết bị sẽ có van tích riêng của chúng. Với một hệ thống được trang bị nhiều bơm thủy lực, thường chỉ hoạt động tại một thời điểm.
– Thùng chứa dầu (dùng để chứa dầu, chất lỏng): Thùng chứa dầu là một đơn vị lưu trữ, nó được thiết kế với khối lượng đủ để dòng chất lỏng trong ống dẫn chảy vào. Thông thường, với loại motor thủy lực có công suất lớn, thùng dầu sẽ được thiết kế với dung tích lớn.
– Đi kèm với thùng chứa dầu là các phụ kiện như nắp thùng dầu, ống nối, lọc dầu, ống dẫn dầu, thước đo dầu,…
– Van thủy lực: Van thủy lực trong bộ nguồn có thể là van gạt tay hoặc van điện từ loại 1 cửa dầu hay 2 cửa dầu. Trong nhiều trường hợp, có thể là 3 đến 4 cửa dầu ra.
– Quạt làm mát dầu & bộ trao đổi nhiệt: Đây chính là một phần của quá trình điều chỉnh nhiệt độ, chúng có thể lắp đặt một bộ làm mát không khí nằm gần hoặc phía sau bộ lọc; mục đích là để tránh nhiệt độ tăng lên trên các tham số hoạt động. Tương tự, một hệ thống gia nhiệt như một gia nhiệt dầu, được sử dụng để nâng cao nhiệt độ khi cần thiết.
Bộ điều khiển điện: Đây là giao diện điều khiển có chứa công tắc nguồn, hiển thị và các tính năng giám sát.
Như đã nói ở trên, bộ nguồn thủy lực bao gồm 2 thành phần chính đó là motor và thùng chứa dầu. Bất kỳ một thiết bị thủy lực nào cũng cần được cấp dầu thủy lực bởi bơm thủy lực thì mới có thể hoạt động được. Do đó, bộ nguồn thủy lực được ứng dụng khá phổ biến.
Sản phẩm bộ nguồn đạt chuẩn chất lượng phù hợp với nhiều ứng dụng khác nhau như máy ép thủy lực, bàn nâng, các loại xe chuyên dùng: xe bửng nâng, bàn nâng, xe nâng, xe cánh dơi, sàn nâng, xe ben tải trọng nhỏ, hệ thống nâng hạ nhà xưởng…
Mong rằng với những chia sẻ về vấn đề bộ nguồn thủy lực là gì và những thông tin liên quan ở trên, phần nào giúp quý khách hàng có thêm những kiến thức hữu ích.
(Biên tập viên: Máy & thiết bị SUMAC, nguồn siêu tầm)