Để tìm hiểu các ứng dụng của máy ép thủy lực là gì?
Trước tiên, chúng ta tìm hiểu:
- Khung máy: bàn máy, thân máy, dầm trên máy, trụ dẫn hướng
Khung máy ép thủy lực có các kiểu: Máy ép thủy lực chữ C, máy ép thủy lực chữ H, máy ép thủy lực khung kín, máy ép thủy lực 4 trụ
- Hệ thống thủy lực: Xylanh thủy lực, trạm nguồn thủy lực, đường ống thủy lực
Hệ thống thủy lực có rất nhiều loại: cơ bản, chia tốc độ, chia lực ép, phân bố lực ép, phân bố hướng ép .v.v.
- Tủ điện điều khiển
THÔNG SỐ KỸ THUẬT chính của máy ép thủy lực
- Kích thước bàn máy: đến 4m
- Lực ép tối đa: 1 tấn đến 500 tấn
- Công suất động cơ: 0.75 đến 40kw
- Tốc độ xuống nhanh: 60mm/s
- Tốc độ lên nhanh: 50mm/s
- Tốc độ ép: 5 - 10 mm/s
- Điện áp sử dụng: 3P, 380V - 50Hz
- Hành trình: 500mm đến 3000mm
- Trọng lượng: đên 20 tấn
Hình 1. Máy ép thủy lực 200 tấn
Hình 2. Cấu tạo máy ép thủy lực
Những ứng dụng của máy ép thủy lực phổ biến nhất
Gia công áp lực là hình thức tạo hình vật liệu kim loại bằng áp lực thủy lực. Phôi được nung nóng hoặc dập nguội và ép qua lỗ định hình để được hình dạng, kích thước theo yêu cầu. Dưới đây là 5 phương pháp gia công áp lực bằng máy ép thủy lực hoặc máy dập cơ phổ biến nhất trong ngành cơ khí chế tạo.
- Máy ép thủy lực trong ép nóng
Sau khi nung nóng vật liệu kim loại, thì rót vật liệu vào lỗ định hình được thiết kế theo kình dạng, kích thước như yêu cầu, dứoi áp lực lén, kim loại nóng chảy sẽ đi đến các chi tiết của khuôn và đông đặc lại. Khuôn được làm bằng hợp kim cứng và chịu mài mòn cao, do áp lực từ dòng chảy kim loại sẽ khiến khuôn nhanh bị mài mòn.
Phương pháp ép được chia làm hai loại là ép trục tiếp và ép gián tiếp.
Phương pháp ép chỉ được sử dụng khi cần gia công các chi tiết có cấu tạo hình dáng phức tạp, cần độ chính xác và bề mặt nhẵn mịn. Cơ tính của vật liệu sau gia công kéo ra thì có độ bền cao, độ dẻo thấp.
- Máy ép thủy lực trong rèn khuôn
Phương pháp này dùng cho để chế tạo vật liệu phức tạp, hình khối, dùng lực ép kim loại nung ở nhiệt độ 10000 độ C rồi rót vào khuôn. Dùng máy dập dập thủy lực hoặc trục khủy để taọ áp lực. Khuôn mẫu để làm rất đắt đỏ và bền vững nên có thể dùng để sản xuất hàng loạt.
- Máy ép thủy lực trong dập
Dùng lực ép các tấm kim loại mỏng theo khuôn để tạo thành hình dạng theo yêu cầu.
- Máy ép thủy lực trong dập đột lỗ
Đột lỗ là phương pháp tạo lỗ trên phôi, phần vật liệu thừa khi tạo lỗ sẽ là phế liệu, phần còn lại chính là nguyên công tạo hình. Phương pháp này dùng chày và cối có cạnh sắc để tạo lỗ.
- Máy ép thủy lực trong dập vuốt
Dập vuốt là phương pháp gia công bằng phôi thành chi tiết rỗng có hình dạng bất kỳ và đươc tiến hành trên các khuôn dập vuốt.
Trên đây là một số phương pháp gai công áp lực phổ biến ở các địa phương đang sử dụng. Ngoài ra, hiện nay gia công bằng công nghệ CNC được coi là phương pháp hiện đại nhất trong tạo hình thiết bị máy móc kim loại.
3.1 Máy ép thủy lực chữ H
Lực ép của máy ép thủy lực chữ H từ 5 tấn đến 100 tấn
Kích thước hoạt động lên đến 2m
Tìm hiểu chi tiết tại đây
3.2 Máy ép thủy lực 4 trụ
Đây là loại máy ép phổ biến nhất hiện nay
Lực ép của máy ép thủy lực chữ H từ 30 tấn đến 500 tấn
Kích thước hoạt động lên đến 4m
Tìm hiểu chi tiết tại đây 1
Tìm hiểu chi tiết tại đây 2
3.3 Máy ép thủy lực khung kín
Lực ép của máy ép thủy lực chữ H từ 15 tấn đến 500 tấn
Kích thước hoạt động lên đến 4m
Tìm hiểu chi tiết tại đây (Máy ép thủy lực khung kín mini)
Tìm hiểu chi tiết tại đây (Máy ép thủy lực khung kín lớn)
(Biên tập viên: Máy & thiết bị SUMAC, nguồn tổng hợp)