Tổng quan về hệ thống thủy lực cho động cơ quạt nước ao nuôi thủy sản.
Gần đây rất nhiều bà con nuôi thủy sản hỏi về hệ thống thủy lực cho ao nuôi thủy sản với những ưu điệm vượt trội của nó
Trong bài viết này, máy và thiết sumac sẽ phân tích cho các bạn về những câu hỏi trên
Với mỗi chủ nuôi thủy sản việc sử dụng động cơ hộp số chạy quạt nước tạo oxy chắc không còn gì xa lạ. Nhưng hệ thống thủy lực thì chủ yếu được dùng trong ngành máy móc công nghiệp, ít được ứng dụng vào ngành nông thủy sản. Nên đối với mọi người dân thì hệ thống thủy lực có vẻ phức tạp. Vậy trước tiên chúng tôi sẽ mô tả cho các bạn về cấu tạo của HỆ THỐNG THỦY LỰC hay TRẠM NGUỒN THỦY LỰC
Hình 1. Trạm nguồn thủy lực
Trạm nguồn thủy lực đầy đủ sẽ có cấu tạo gồm các phần sau
1. Thùng dầu trạm nguồn thủy lực:
Thùng dầu thủy lực sẽ có dung tích từ 5 lít dầu đến hàng 1000 lít dầu phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của công việc. Thông thường với trạm nguồn thủy lực 3.7 Kw dung tích thùng dầu tối ưu nhất là 50 lít dầu. Mặt thùng dầu sẽ được thiết kế lõm xuống với các trạm nguồn đặt trong máy hoặc thùng dầu được đặt trong kho xưởng che kín tốt không bị nước mưa, hóa chất lọt vào. Với kết cấu nắp thùng dầu lõm xuống, khi sửa chữa hoặc rò dầu thì dầu không bị vấy bẩn ra môi trường xung quanh, mà dầu thủy lực sẽ được chạy ngược vào thùng. Tuy nhiên đối với các thùng dầu thủy lực đặt ở môi trường bên ngoài ảnh hưởng bởi nước mưa, hóa chất thì nắp thùng dầu được thiết kế che đậy kín phủ phía trên, và có thể làm lỗ thông hơi dạng quặp xuống. Dầu thủy lực phổ biến nhất hiện nay là dầu thủy lực 46, dầu thủy lực 68
2. Phụ kiện thùng dầu
Phụ kiện thùng dầu bao gồm: thăm dầu hay còn gọi mắt xem dầu, đồng hồ báo áp xuất, lọc dầu
- thăm dầu thủy lực hay còn gọi mắt xem dầu có tác dụng xem lượng dầu đổ vào đã đủ sử dụng hay chưa, kiểm tra dầu bẩn để có thể thay thế kịp thời tránh làm hỏng các thiết bị thủy lực khác
- đồng hồ báo áp xuất thủy lực có công dụng theo dõi áp suất để có thể theo dõi quá áp, tắc van, tắc xilanh.v.v. hay để điều chỉnh áp suất thủy lực hợp lý
- Lọc dầu có tác dụng lọc sạch dầu trước khi dầu được đi vào thiết bị, phụ kiện thủy lực này rất quan trọng tránh kẹt van, kẹt bơm. Những sự cố không đáng có của trạm nguồn thủy lực có thể gây hỏng hoặc bào mòn thiết bị thủy lực
3. Cụm van thủy lực:
Cụm van thủy lực bao gồm đế van thủy lực, van thủy lực, van an toàn. Hệ thống van thủy lực được thiết kế khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu công việc khác nhau
4. Bơm thủy lực:
Bơm dầu thủy lực là thiết bị bơm dầu vào trọng thiết bị thủy lực. Bơm dầu thủy lực có rất nhiều loại như bơm bánh răng, bơm cánh gạt, bơm piston.v.v
mỗi loại bơm thủy lực khác nhau cũng có thể phân loại theo dải áp suất tối đa, hay phân loại theo momen xoắn 1A, 2A, 3A....
5. Thiết bị làm mát dầu:
Thiết bị làm mát dầu có thể dùng làm mát bằng điện (quạt gió), hoặc làm mát bằng nước.
5. Động cơ thủy lực:
Động cơ thủy lực chính là động cơ điện có tác dụng chuyền momen xoắn cho bơm hay nói vắn tắt là khởi động vận hành bơm thủy lực
Cách chọn động cơ thủy lực được tính theo công thức: P (kW) = [lưu lượng (lít/phút) x Áp xuất (bar)]/612
Đây chính là bộ phận chúng ta lắp vào trục quay của giàn quạt nước tạo oxy
Với động cơ điện hộp số khi lắp cánh quạt nước. Cánh quạt nước tiếp xúc với nước nên tại thời điểm bắt đầu quay, động cơ cần monen xoắn lớn để khởi động. Sau khi quay ổn định momen xoắn cần sẽ nhỏ hơn. Nên vì vây để khởi động được giàn quạt nước chúng ta cần công suất động cơ lớn hơn công suất sử dụng khi giàn quạt đã quay ổn định. Khi quay ổn định, dòng nước chảy theo dòng lúc này lực cản đối với động cơ nhỏ hơn khi ban đầu.
CÔNG SUẤT ĐỘNG CƠ = CÔNG SUẤT KHỞI ĐỘNG (với động cơ điện hộp số)
Hiện này với động cơ điện hộp số dải công suất tương ứng với số cánh quạt nước như sau:
- 2 cánh quạt nước tương ứng với động cơ: 0.75kw
- 4 cánh quạt nước đến 6 cánh quạt nước tương ứng với động cơ: 1.5kw
- 8 cánh quạt nước đến 10 cánh quạt nước tương ứng với động cơ: 2.2kw
- 12 cánh quạt nước đến 15 cánh quạt nước tương ứng với động cơ: 3.7kw
- 18 cánh quạt nước đến 24 cánh quạt nước tương ứng với động cơ: 5.5kw
Với thông số như trên tốc độ đầu ra của motor điện thông thường đạt 90 vòng/phút đến 103 vòng/phút.
Và tốc độ của động cơ điện không thể điều chỉnh được
Với động cơ thủy lực dùng cho quạt nước sử dụng áp suất dầu tăng dần để chuyển hóa thành chuyển động quay. Nên ở thời điểm ban đầu lực cản của nước vào cánh quạt lớn thì động cơ từ từ khởi động mất momen từ từ, không tác động lực đột ngột như động cơ điện. Khi dòng nước đã chảy theo dòng thì lực cản của nước vào cánh quạt giảm đi. Lúc nào hệ thống thủy lực chỉ cần chạy ở mức áp suất 60% với áp suất ban đầu. Ngoài ra các động cơ thủy lực được mắc nối tiếp nhau trên cùng một trạm nguồn tổng chính nên khi ban đầu mở cho chạy từng động cơ thủy lực theo thứ tự. Công suất thừa để khởi động quay dễ dàng. Vì vậy, với nhiều giàn quạt chúng ta chỉ cần công suất động cơ đủ để chạy khi dòng nước đã xoáy ổn định. Với hệ thống thủy lực công suất để khởi động lúc ban đầu không cần lớn. Đây chính là nguyên nhân công suất sử dụng cho hệ thống thủy lực nhỏ hơn công suất khi động cơ sử dụng động cơ điện hộp số.
CÔNG SUẤT ĐỘNG CƠ THỦY LƯC = CÔNG SUẤT KHI NƯỚC ĐÃ CHẢY THEO DÒNG (Tải nhỏ hơn) < CÔNG SUẤT KHỞI ĐỘNG (với động cơ điện hộp số)
Do các motor thủy lực chạy cho quạt nước đều chạy chung trên một trạm nguồn tổng nên khi khởi động, trạm nguồn tổng thừa tải để khởi động từng motor thủy lực chạy quạt nước
Như vậy, HỆ THỐNG MOTOR CHẠY QUẠT NƯỚC BẰNG THỦY LỰC TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG hơn so với động cơ điện hộp số là hoàn toàn hợp lý
Nguyên lý hoạt động của động cơ thủy lực cho ao nuôi là biến áp suất dầu thủy lực qua động cơ thủy lực chuyển hóa thành chuyển động quay.
Nên dầu được dẫn bằng ống dẫn dầu chạy vòng quanh ao, đẩy vào các motor thủy lực. Vì vậy trạm nguồn chính có các thiết bị điện chỉ cần đặt trên bờ cách xa nguồn nước. Điều này là nguyên nhân mà điện không có nguy cơ được rò rỉ xuống nước. Nên hệ thống thủy lực chạy cho động cơ thủy lực cho ao nuôi thủy sản là tuyệt đối an toàn về điện
Động cơ thủy lực và ống dẫn dầu được liên kết rất chắc chắn với nhau nên cả trong mùa mưa bão, thiết bị thủy lực không hề bị ảnh hưởng khi rung lắc
Để lắp đặt hệ thống thủy lực cho ao nuôi thì mất nhiều công hơn khi các bạn lắp động cơ điện một chút. Tuy nhiên về nguyên lý thủy lực cũng gần như nước nên khi lắp đặt chủ yếu về mặt chống rò rỉ dầu. Chúng ta tính toán để đường ống chịu được áp suất là các yếu tố quan trọng nhất
Các bước lắp đặt hệ thống thủy lực cho ao nuôi
Bước 1: Gá động cơ thủy lực lắp ghép với giàn quạt nước qua khớp nối trung gian, thông thường khớp nối được cắt bằng cao su
(bước này cũng giống với khi các bạn lắp động cơ điện)
Bước 2: Lắp đặt đường ống dẫn dầu
Đường ống dẫn dầu có thể làm bằng ống mềm (ống cao su), ống cứng (ống chế tạo, ống đúc chịu áp suất cao)
Để giảm chi phí đầu tư ống dẫn dầu thì ống dẫn dầu sẽ đường hàn nối với nhau bởi ống cứng (ống thép chế tạo, ống chịu áp suất cao 200 bar)
Ống dẫn được hàn nối thành đoạn dài đến các vị trí lắp đặt động cơ thủy lưc chạy quạt nước
Bước 3: Kết nối trạm nguồn chính với đường ống dẫn dầu, lắp dây mềm từ ống dẫn với motor thủy lực chạy quạt nước
Chi phí lắp đặt hệ thống thủy lực chạy động cơ quạt nước có giá tương đương với lắp đặt các giàn quạt chạy bằng động cơ điện hộp số
Một trạm nguồn tổng có thể chạy cho 5, 6 giàn quạt cùng một lúc
Trên đây là những phân tích, đánh giá cơ bản về HỆ THỐNG THỦY LỰC CHO ĐỘNG CƠ CHẠY QUẠT NƯỚC
Video được ghi hình trực tiếp tại ao nuôi tôm - Thủy Nguyên - Hải Phòng
(Nguồn Tư vấn viên Máy & thiết bị SUMAC)
Xin cám ơn các bạn đã theo dõi!
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
MÁY & THIẾT BỊ SUMAC
Mechanical Engineer
Email: vnsumac@gmail.com