- Lực dập: từ 40 đến 630 tấn.
- Ứng dụng: Dùng cho sản xuất hàng loạt lớn
- Nguyên lý hoạt động: Động cơ (1) hoạt động thông qua bộ truyền đai cuaro (2), kéo chuyển động cho trục (4) quay, trên trục (4) có lắp các đĩa ma sát (3) và (5). Khi nhấn bàn đạp (11) cần điều khiển (10) đi lên, đẩy trục (4) dịch chuyển sang phải và đĩa ma sát (3) tiếp xúc với bánh ma sát (6) làm cho trục vít quay theo chiều đưa đầu búa đi xuống . Khi đến vị trí cuối của hành trình ép, vấu (8) tỳ vào cử cố định (9) làm cho cần điều khiển (10) đi xuống, đẩy trục (4) qua trái và đĩa ma sát (5) tỳ vào bánh ma sát (6) làm cho trục vít quay theo chiều ngược lại, đưa đầu trượt đi lên, đến cử của hành trình (7), cần (10) lại được nhấc lên, trục (4) được đẩy sang phải, lặp lại quá trình trên.
- Ưu điển: Máy dập ma sát có chuyển động đầu trượt êm, tốc độ ép không lớn nên kim loại biến dạng triệt để hơn so với máy búa, hành trình làm việc điều chỉnh trong phạm vi khá rộng, phù hợp với sản xuất sản phẩm hàng loạt nhỏ, có tính vạn năng cao và có khả năng làm thay các công việc của máy búa, máy dập nóng và có thể dùng trong công nghệ kẹp nguội như nắn, uốn, cắt ...
- Nhược điểm: Năng suất thấp
- Ứng dụng: Sử dụng rộng rãi trong rèn tự do, rèn khuôn ép các loại như chất dẻo hoặc các vật liệu như kim loại, và dùng ép bột kim loại các loại ...
- Cấu tạo:
1- Xi lanh nâng 2- Xi lanh ép 3- Đầu ép 4- Khuôn trên
5- Van phân phối 6- Bình ổn áp 7- Bơm cao áp 8- Bể chứa dầu
- Nguyên lý hoạt động: Động cơ (E) hoạt động (thường là motor điện) truyền động cho bơm thuỷ lực (D) làm việc hút chất lỏng từ tank chứa (G) đẩy qua đường ống dẫn cao áp (16) với áp suất cao khoảng 200-250 KG/Cm2 đến bộ phân phối (B). Năng lượng của dòng chất lỏng cao áp này được hiệu chỉnh (Van điều chỉnh) để đảm bảo áp suất yêu cầu nhờ các bình chứa khí nén (17) của hệ thống sẽ hiệu chỉnh áp suất (C) như mong muốn.
Máy ép làm việc có 3 trạng thái: khi nâng đầu máy lên ta đưa tay gạt về vị trí 1, van a và C đóng, van b và d mở, dòng chất lỏng có áp suất cao đi theo đường 16-15-12 vào xi lanh nâng hạ 8 đẩy pistông 9 đi lên trên, thông qua xà trên 10 và các trụ 7 sẽ đưa xà dưới liên kết đầu ép 3 đi lên thông qua cơ cấu trượt dọc theo các trụ dẫn hướng 2. Khi đầu ép đi lên piston ép 4 sẽ đẩy dòng chất lỏng trong xi lanh ép 6 theo đường 11-14-13 về bể chứa chất lỏng G. Bằng cách phân tích tương tự đối với trạng thái làm việc dừng và trạng thái đi xuống tương ứng với các vị trí tay gạt khác nhau
Để tạo ra áp lực ép lớn trong các máy dập thủy lực thường có bộ khuyếch đại áp suất với 2 xi lanh : xi lanh hơi (1)và xi lanh dầu (3) piston (2) có 2 tầng đường kính khác nhau, tầng nằm trong xi lanh hơi sẽ có đường kính lớn hơn (D) và tầng nằm trong xi lanh dầu có đường kính nhỏ hơn (d). Với áp suất hơi (P1), áp suất dầu (P2) đã được tính toán theo thiết kế
- Ưu điểm: Lực ép rất lớn, chuyển động của đầu ép êm và chính xác, việc điều khiển hành trình ép và lực ép rất dễ dàng.
- Nhược điểm: Chế tạo phức tạp, bảo dưỡng khó khan, cần có chuyên môn về thuỷ lực và cơ khí chế tạo
- Lực dập: từ 16 - 10.000 tấn.
- Ứng dụng: sử dụng nhiều trong công nghệ dập cho vật liệu dạng tấm như: Cắt hình các loại, đột lỗ, dập sâu hay uốn các tấm kim loại ...
- Nguyên lý hoạt động: Giống hoàn toàn máy dập dạng trục khuỷu, đều sử dụng cơ cấu tay quay thanh truyền trong truyền động cơ khí để biến chuyển động quay của trục lệch tâm thành chuyển động đi lại của đầu trượt để thực hiện nhiều nguyên công trong công nghệ dập.
- Ưu điểm: Chuyển động của đầu trượt êm, nhẹ nhàng, năng suất cao, tổn hao năng lượng ít
- Nhược điểm: Hành trình làm việc của đầu ép nhỏ và lực ép bé hơn so với máy ép trục khuỷu
(Biên tập viên: Máy & thiết bị SUMAC, nguồn siêu tầm)