Bánh xe cầu trục ở đây chúng tôi đề cập đến là hệ thống bánh xe chuyên dùng cho di chuyển dọc nhà xưởng của cầu trục (vì bánh xe của xe con, pa lăng thường đi kèm đồng bộ với cụm thiết bị nhập khẩu). Tùy theo cách phân loại, bánh xe cầu trục được chia làm nhiều loại khác nhau.
+ Bánh xe chủ động (Bánh xe có bánh răng ăn khớp với trục động cơ)
+ Bánh xe bị động (Không có bánh răng ăn khớp với trục động cơ)
+ Bánh xe làm bằng thép đúc
+ Bánh xe được tiện từ thép đặc (thép cây với đường kính sẵn có)
1. Với các loại bánh xe được đúc từ thép:
- Cần kiểm tra thành phần hóa học của phôi bánh xe cũng như cơ tính của vật liệu. Tốt nhất là gửi mẫu lên xét nghiệm tại một bên thứ 3.
- Kiểm tra mặt lăn bánh xe xem có khuyết tật bề mặt hay không.
- Luôn luôn yêu cầu kiểm tra độ cứng bề mặt bánh xe. Thông thường bánh xe cầu trục có độ cứng HB220 - 320.
2. Với các loại bánh xe được tiện từ thép cây:
- Kiểm tra và thử nghiệm để đảm bảo đúng chủng loại vật liệu yêu cầu.
- Lựa chọn vật liệu phù hợp với tải trọng bánh xe cho mỗi loại cầu trục.
3. Vòng bị bánh xe: Khi lắp vòng bi với bánh xe, cần kiểm tra kỹ nguồn gốc, xuất xứ của vòng bi để tránh mua phải vòng bi fake, chất lượng kém.
4. Chọn bánh xe tiêu chuẩn: Các loại bánh xe đều có module, đường kính theo tiêu chuẩn. Nếu chế tạo cầu trục thì nên chọn loại tiêu chuẩn để giá thành được rẻ nhất.
5. Kiểm tra lắp ghép bánh xe: Khi lắp ghép bánh xe với hộp dầm biên cần kiểm tra độ đồng phẳng của 2 bánh xe, độ song song cũng như độ nghiêng của bánh xe.
(Biên tập viên: Máy & thiết bị SUMAC, nguồn siêu tầm)