Vệ tinh do các nhà nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Australia phát triển, được thiết kế để hoạt động ở quỹ đạo Trái Đất thấp. Nó chỉ nhỏ như một chiếc hộp đựng giày và được trang bị công nghệ dò hồng ngoại, cho phép đo độ ẩm không khí và độ che phủ rừng dưới mặt đất.
Đồi Balmattum cháy rực trong đêm 4/1. (Ảnh: Reddit).
"Công nghệ còn có thể được điều chỉnh để phát hiện những thay đổi ở thực vật, bao gồm cả cây thân thảo và cây thân gỗ, ví dụ như loài bạch đàn rất dễ cháy", chuyên gia viễn thám Marta Yebra cho biết.
Nhóm nghiên cứu có kế hoạch hợp tác với một công ty tư nhân để phóng vệ tinh trong 5 năm tới. Khi đi vào hoạt động, thiết bị sẽ chia sẻ dữ liệu với các nhân viên cứu hỏa, giúp xác định khu vực nào dễ bùng phát cháy và khu vực nào khó dập lửa nếu xảy ra hỏa hoạn. Nhờ đó, các nhà chức trách có thể chuẩn bị phương pháp ứng phó kịp thời để giảm tần suất cũng như mức độ thiệt hại của cháy rừng.
Theo các chuyên gia, sự nóng lên toàn cầu đang khiến mùa hè ở Australia dài hơn và nguy hiểm hơn. Mùa đông cũng ngày càng ngắn đi khiến công tác phòng chống cháy rừng trở nên khó khăn.
Australia vừa trải qua một trong những thảm họa cháy rừng tồi tệ nhất trong lịch sử với hơn 30 người thiệt mạng, hàng nghìn ngôi nhà bị phá hủy, hơn 10 triệu ha rừng bị thiêu rụi và ít nhất một tỷ động vật chết cháy
(Biên tập viên: Máy & thiết bị SUMAC, nguồn siêu tầm)