- Công suất: 5.5 kw
- Lưu lượng bơm: ±20lít/phút
- Van điện điều khiển: 03 – 3C6 – 220V
- Van điều chỉnh áp: Size 03
- Van 1 chiều sau bơm ren: 3/4”
- Thùng dầu: 54 lít
- Điện áp sử dụng: 3 pha, 380V – 50Hz
- Áp suất làm việc tối đa: 180 bar (kg/cm2)
- Quạt làm mát: AH0608 – 220V
- Phụ kiện đồng hồ, thước thăm dầu, lọc hút, nắp dầu: có
- Động cơ điện: Elektrim – Singapore
- Bơm thủy lực: Joyang – Hàn Quốc
- Van điện thủy lực: Ashun – Đài Loan
- Phụ kiện: Trung Quốc
- Kết cấu thép, lắp đặt: Sumac – Việt Nam
Trạm nguồn thủy lực đầy đủ sẽ có cấu tạo gồm các phần sau
1. Thùng dầu:
Thùng dầu thủy lực sẽ có dung tích từ 5 lít dầu đến hàng 1000 lít dầu phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của công việc. Thông thường với trạm nguồn thủy lực 5.5 Kw dung tích thùng dầu tối ưu nhất là 50 lít dầu. Mặt thùng dầu sẽ được thiết kế lõm xuống với các trạm nguồn đặt trong máy hoặc thùng dầu được đặt trong kho xưởng che kín tốt không bị nước mưa, hóa chất lọt vào. Với kết cấu nắp thùng dầu lõm xuống, khi sửa chữa hoặc rò dầu thì dầu không bị vấy bẩn ra môi trường xung quanh, mà dầu thủy lực sẽ được chạy ngược vào thùng. Tuy nhiên đối với các thùng dầu thủy lực đặt ở môi trường bên ngoài ảnh hưởng bởi nước mưa, hóa chất thì nắp thùng dầu được thiết kế che đậy kín phủ phía trên, và có thể làm lỗ thông hơi dạng quặp xuống.
2. Phụ kiện:
Phụ kiện thùng dầu bao gồm: thăm dầu hay còn gọi mắt xem dầu, đồng hồ báo áp xuất, lọc dầu
- thăm dầu thủy lực hay còn gọi mắt xem dầu có tác dụng xem lượng dầu đổ vào đã đủ sử dụng hay chưa, kiểm tra dầu bẩn để có thể thay thế kịp thời tránh làm hỏng các thiết bị thủy lực khác
- đồng hồ báo áp xuất thủy lực có công dụng theo dõi áp suất để có thể theo dõi quá áp, tắc van, tắc xilanh.v.v. hay để điều chỉnh áp suất thủy lực hợp lý
- Lọc dầu có tác dụng lọc sạch dầu trước khi dầu được đi vào thiết bị, phụ kiện thủy lực này rất quan trọng tránh kẹt van, kẹt bơm. Những sự cố không đáng có của trạm nguồn thủy lực có thể gây hỏng hoặc bào mòn thiết bị thủy lực
3. Cụm van thủy lực:
Cụm van thủy lực bao gồm đế van thủy lực, van thủy lực, van an toàn. Hệ thống van thủy lực được thiết kế khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu công việc khác nhau
4. Bơm thủy lực:
Bơm dầu thủy lực là thiết bị bơm dầu vào trọng thiết bị thủy lực. Bơm dầu thủy lực có rất nhiều loại như bơm bánh răng, bơm cánh gạt, bơm piston.v.v mỗi loại bơm thủy lực khác nhau cũng có thể phân loại theo dải áp suất tối đa, hay phân loại theo momen xoắn 1A, 2A, 3A....
5. Động cơ thủy lực:
Động cơ thủy lực chính là động cơ điện có tác dụng chuyền momen xoắn cho bơm hay nói vắn tắt là khởi động vận hành bơm thủy lực
Cách chọn động cơ thủy lực được tính theo công thức: P (kW) = [lưu lượng (lít/phút) x Áp xuất (bar)]/380
6. Thiết bị làm mát dầu:
Thiết bị làm mát dầu có thể dùng làm mát bằng gió, hoặc làm mát bằng nước.
Trạm nguồn thủy lực 2.2kw bơm VP 1 van
Trạm nguồn thủy lực 3.7 KW bơm VP 1 van
Trạm nguồn thủy lực 3.7 Kw bơm VP 2 van
Trạm nguồn thủy lực 5.5Kw bơm bánh răng 3 van
Trạm nguồn thủy lực 2.2 Kw có chỉnh lưu lượng áp suất
Trạm nguồn thủy lực 3.7kw bơm bánh răng 1 van
Trạm nguồn thủy lực 2.2kw bơm VP
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
MÁY & THIẾT BỊ SUMAC
Giao hàng, bảo hành hàng toàn quốc
Mechanical Engineer
Mobile 1: 0936369588 (+84936369588)
Mobile 2: 0911034775 (+84911034775)
ID: 0108039820
ID: 0107405111
Website: http://sumac.vn/
Email: vnsumac@gmail.com